HomeLịch sửLịch sử phát triển không gian đô thị Sài Gòn - TP.HCM

Lịch sử phát triển không gian đô thị Sài Gòn – TP.HCM

Cách nay vài ngàn năm, phần lớn Sài Gòn nằm dưới biển. Do bồi đắp phù sa và mực nước biển hạ dần, vùng đầm lầy cửa sông ngày càng mở rộng, tiến dần về biển. Với tốc độ phù sa được bồi đắp vài trăm mét mỗi năm, một số vùng nội địa không còn được nước ngọt rửa mặn, mà ngược lại bị nhiễm phèn. Một phần khu vực Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu và Đồng Tháp – Long An ngày nay vẫn là những vùng nhiễm phèn rộng lớn không thuận lợi cho nông nghiệp.

Sài Gòn là tâm điểm của lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Trong toàn bộ các cửa biển ở Nam Bộ, chỉ cửa Cần Giờ vào Sài Gòn có đủ điều kiện cho tàu biển ra vào: cửa sông rộng không bị phù sa bồi đắp thay đổi dòng chảy và không có doi cát ngầm, vịnh biển có Vũng Tàu che chắn bão gió, có đường sông sâu yên ả dẫn từ cửa sông đến thành phố v.v.

Người Khmer xây dựng thành phố tại khu gò Cây Mai (Vat Prey Nokor) tức Chợ Lớn ngày nay, có địa hình cao và có nước ngọt. Năm 1698, năm chúa Nguyễn thiết lập dinh Điều Khiển, được các sử gia Việt chọn là năm thành lập thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh. Dinh Điều Khiển nằm tại khu vực chợ Nguyễn Thái Bình ngày nay.

Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Quy tại phía đông của dinh Điều Khiển cũ và sát ra sông Sài Gòn. 

Bản đồ 1911 cho thấy 3 vùng đất cao tương ứng với khu vực ngày nay là trung tâm Q1 và Q3; khu vực đồn Cây Mai (Chợ Lớn); khu vực Gò Vấp. Các khu vực còn lại trũng thấp và nhiều rạch tự nhiên.

Lũ muỗi và làn hơi hôi thối của vùng lầy trũng là lý do buộc người ta phải san lấp các rạch nhỏ, những vùng đất thấp và vùng đầm lầy, để tạo ra các vùng đất cư trú được. Việc đào kênh và san lấp kéo dài từ lúc Thành phố hình thành cho tới hiện nay, gắn liền với sự phát triển không gian đô thị của Thành phố.

Các con kênh bị san lấp ở Sài Gòn năm 1878 (nguồn: Cefurds)

Tranh khắc gỗ năm 1881 cho thấy khu Q4 (bên kia rạch Bến Nghé) và Bình Thạnh (bên kia rạch Thị Nghè) vẫn là đất thấp có nhiều rạch tự nhiên với thực vật giống vùng Nhà Bè-Cần Giờ hoặc Thủ Thiêm (Quận 2) ngày nay.

Trên bản đồ năm 1923, khu vực ven đường Trần Hưng Đạo ngày nay (từ Quận 1 đi Quận 5) vẫn còn là vùng lầy trũng.

Trích bản đồ năm 1923 cho thấy các con kênh mà ngày nay là đường Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Vạn Kiếp, Vạn Tượng, Lê Quang Sung…

200 NĂM PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG ĐÔNG TÂY

Bản đồ năm 1816 (Trần Văn Học) cho thấy khu vực đô thị Sài Gòn Xứ (ngày nay là Chợ Lớn) và Bến Nghé (nay là Q1 và Q3).

Sài Gòn-Chợ Lớn giai đoạn từ năm 1816 – đến thập niên 1870

Bản đồ năm 1882

Sài Gòn-Chợ Lớn những năm thập niên 1880

Khu vực đô thị Sài Gòn Xứ (sau là Chợ Lớn) mở rộng thêm không đáng kể về phía Bến Nghé (sau là Sài Gòn). Khu vực Bến Nghé mở rộng về phía Tây Bắc và Tây Nam như dự tính theo bản quy hoạch 1862 của Coffyn.

Bản đồ Sài Gòn năm 1893

Bản đồ Chợ Lớn năm 1893

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1890

Sài Gòn xuất hiện thêm phần cảng biển (phần Q4 ven sông Sài Gòn) và mở rộng khu vực Q3 ngày nay (san lấp một số rạch tự nhiên). Khu vực Chợ Lớn gia tăng đáng kể với khu cảng-kho dọc kênh Đôi (Q8) và phình rộng khu dân cư quanh Chợ Lớn (Q5).

Bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1923

Sài Gòn – Chợ Lớn giai đoạn 1923-1926

Sài Gòn và Chợ Lớn chính thức nối liền với nhau (chỗ mối nối là khu trại lính Ô Ma – ngày nay là khu vực Bộ Công An).

 Bản đồ Sài Gòn-Chợ Lớn 1945

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1940

Sài Gòn và Chợ Lớn ôm chặt và hòa vào nhau. Phía Bắc là các trại lính, kho bãi và sân bay, chưa nhập vào phạm vi Thành phố. Sân bay Tân Sơn Nhất lúc này là sân bay dân sự, đường băng hướng Bắc-Nam, với hoạt động mang tính trình diễn chủ yếu.

Bản đồ Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1955

Sài Gòn – Chợ Lớn giai đoạn 1945-1958

Thành phố mở rộng về phía Bắc (hướng các trại lính và sân bay). Năm 1945, người Nhật xây đường băng Đông Tây phục vụ quân sự.

Bản đồ Sài Gòn năm 1968-1969

Sài Gòn – Chợ Lớn sau 1958 – trước 1975

Thành phố mở rộng về phía Bắc (hướng các trại lính và sân bay).

Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh 2005

Thành phố loang rộng từ trung tâm và bắt đầu tiến xuống phía Nam.

Trong ảnh cho thấy, phần đô thị của TPHCM bắt đầu phát triển hướng Nam, nhưng hướng Bắc-Tây Bắc vẫn chưa thể phát triển.

Từ 1790 tới 1920s là quá trình phát triển về hai hướng: hướng Đông nối kết quốc gia, hướng Tây nối với đồng bằng sông Cửu Long.

Thời kỳ sau đó (chiến tranh và hòa bình xây dựng đất nước) tới nay: là quá trình Sài Gòn và Chợ Lớn kết hợp, cân băng và bổ sung cho nhau.

Bản đồ năm 1895

  1. Đường sắt Sài Gòn Mỹ Tho
  2. Đường sắt Sài Gòn-Gò Vấp
  3. Xe điện Hòa Hưng-Chợ Lớn (chở hàng)
  4. Xe điện Sài Gòn-Chợ Lớn (dọc kênh Tàu Hũ)
    (hoàn tất vào 1880s). Chủ yếu để nối kết Sài Gòn-Chợ Lớn và với đồng bằng song Cửu Long.

(nguồn bản đồ – flickr manhhai)

Cùng chuyên mục

Yêu cầu triển khai hiệu quả phương án cải cách tiền lương

SGGPO 29/11/2023 11:01 Quốc hội cũng yêu cầu thực hiện liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giữa các cơ sở khám, chữa bệnh. Sáng 29-11, Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa...

Đưa vốn đến tay người dân

SGGP 29/11/2023 05:56 Từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98), nguồn lực để chăm lo an sinh xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm được bổ sung đã góp phần giúp người dân thành phố tiếp cận nguồn vốn để mưu...

Công nhân ồ ạt trả phòng, chủ trọ ở TPHCM lao đao

SGGPO 28/11/2023 11:08 Kinh tế khó khăn, đơn hàng không có, nhiều công ty xuất khẩu giày da, quần áo tại các quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, TP Thủ Đức (TPHCM)… phải thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ việc hàng loạt. Vào thời điểm cuối năm này, công nhân thất nghiệp đã về quê rất...

Vàng SJC tăng vọt 72,52 triệu đồng/lượng vào buổi chiều

SGGPO 27/11/2023 17:48 Chiều 27-11, các doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục tăng giá vàng SJC lên vượt 72,5 triệu đồng/lượng. Trong đó, có doanh nghiệp điều chỉnh giá vàng SJC tăng 750.000 đồng/lượng so với buổi sáng. Vàng SJC tăng lên 72,52 triệu đồng/lượng chiều 27-11 Ghi nhận giá vàng SJC vào khoảng 17 giờ...

35 nhóm thí sinh, hơn 40.000 khán giả tham gia Cảm hứng Hò Dô 2023

SGGPO 27/11/2023 17:02 Cuộc thi tuyển chọn Cảm hứng Hò Dô 2023 trải qua 4 đêm công diễn cùng 35 màn tranh tài đầy kịch tính của các thí sinh. Cuộc thi đã thu hút hơn 40.000 lượt khán giả tham gia chương trình. ...

Lễ Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10. Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng...

Tây Ninh: Thiếu kho bãi tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu

SGGP 27/11/2023 09:05 Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 16 cửa khẩu (3 cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam; 3 cửa khẩu chính: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ). Tuy nhiên, kho bãi hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu đều không đủ chuẩn; các điểm tập kết,...

Hóc Môn – dấu ấn một thời khẩn hoang

SGGP 26/11/2023 09:04 Trong một nghiên cứu viết về địa chí vùng đất Nam bộ xưa, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đã đánh giá, vùng đất Hóc Môn là một trong những nơi lưu đậm dấu ấn đặc trưng nhất của con người Nam bộ thời khẩn hoang. Nghiên cứu của ông Nguyễn Đình Tư cùng nhiều chuyên...

Cận cảnh các siêu dự án và bất động sản ở trung tâm TPHCM liên quan Vạn Thịnh Phát

SGGPO 25/11/2023 20:34 Ngày 8-10-2022, Cổng thông tin Bộ Công an công bố thông tin Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để...

Kịch mới “Duyên thệ” tôn vinh đạo nghĩa vợ chồng

SGGPO 25/11/2023 17:45 Sân khấu Nghệ thuật Thiên Đăng vừa phúc khảo vở kịch mới Duyên thệ (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc, cảm tác theo tiểu thuyết Bỏ vợ và Bức thư hối hận của nhà văn Hồ Biểu Chánh; đạo diễn: NSƯT Hữu Châu). NSƯT Thành Lộc và NSƯT Hữu Châu diễn xuất ăn ý, tung...

Tin mới nhất

Kịch mới “Duyên thệ” tôn vinh đạo nghĩa vợ chồng

SGGPO 25/11/2023 17:45 Sân khấu Nghệ thuật Thiên Đăng vừa phúc khảo vở kịch mới Duyên thệ (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc,...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Không gian Bác Hồ với thiếu nhi”

SGGPO 25/11/2023 16:42 Sáng 25-11, Nhà Thiếu nhi TPHCM phối hợp với với Hội đồng Đội TPHCM tổ chức chương trình giao lưu...

TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

SGGPO 25/11/2023 13:58 Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông...

Đang trình Thủ tướng “Đề án 1 triệu ha lúa”

SGGPO 25/11/2023 12:32 Theo Bộ NN-PTNT, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông...

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh – Khơi mạch nguồn phấn đấu

Mở rộng, đáp ứng nhu cầu văn hóa trong người lao động Một ngày đầu tháng 11-2023, tranh thủ giờ nghỉ giải lao...

Ngôn ngữ tự do của Công Trí – Spring Summer 2024; Đêm diễn Westlife lại vướng “lùm xùm”

SGGPO 24/11/2023 22:28 NTK Công Trí chính thức ra mắt Spring Summer 2024 - BST Xuân Hè 2024; Miss Earth 2023 đồng hành...

Khai mạc Triển lãm ảnh “Côn Đảo – Vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc”

SGGPO 24/11/2023 16:39 Triển lãm ảnh "Côn Đảo - Vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” khai mạc ngày 24-11, tại Phòng trưng...

Thị trường ô tô cuối năm vẫn ế ẩm

SGGPO 24/11/2023 16:27 Thông thường vào thời điểm cuối năm, thị trường ô tô sẽ rất sôi động, các gia đình sắm xe...

Nhiều mặt bằng kinh doanh ở trung tâm TPHCM bỏ trống hàng loạt

SGGPO 23/11/2023 20:13 Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán 2024 nhưng các mặt bằng lớn tại trung tâm...

Tin nổi bật